Hiện tại ở Việt Nam chưa có quy định bắt buộc trang bị thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu bạn là một người quản lý doanh nghiệp có tầm nhìn, tốt nhất bạn nên trang bị thiết bị rửa mắt khẩn cấp vì những mục đích sau: giảm thiểu rủi ro và chi phí tai nạn về mắt trong lao động, tạo môi trường làm việc an toàn thu hút các đối tác, khách hàng nước ngoài. Bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn ANSI Z358.1 để trang bị một thiết bị rửa mắt khẩn cấp đạt tiêu chuẩn an toàn.
Những hướng dẫn hay tiêu chuẩn cụ thể nào tôi phải áp dụng?
Tiêu chuẩn ANSI Z358.1-2004 hướng dẫn chi tiết các yêu cầu cụ thể cho thiết bị rửa mắt và vòi tắm khẩn cấp bao gồm hiệu suất, lắp đặt, vận hành, bảo trì thiết bị và huấn luyện người lao động cách sử dụng. Tham khảo các yêu cầu tiêu chuẩn ANSI khi lựa chọn, lắp đặt và bảo trì thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp. Lắp đặt thiết bị theo nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động theo chính sách an toàn của công ty.
Tôi cần phải lắp bao nhiêu thiết bị rửa mắt hoặc vòi tắm khẩn cấp, và tôi nên lắp chúng ở đâu?
Theo tiêu chuẩn ANSI, thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp phải được đặt ở vị trí mà ta có thể truy cập và sử dụng không quá 10 giây và phải được đặt cùng cấp với các thiết bị an toàn khác. Tuy nhiên, nếu khu vực sử dụng có chất axit mạnh hoặc các chất ăn mòn thì thiết bị phải được đặt cạnh các mối nguy hiểm đó. ANSI đã tính toán thời gian trung bình của một người đi trong 10 giây là 15 m (khoảng 55 feet). Vì vậy, vị trí đặt thiết bị khẩn cấp tính từ nơi có nguy hiểm tiềm ẩn là 15 m (55 feet). Số bồn rửa mắt và tắm khẩn khấn cần thiết cho từng vị trí nguy hiểm dựa trên số lượng người lao động tại các vị trí nguy hiểm và khả năng nhiều người sẽ bị tiếp xúc cùng một lúc.
Nên sử dụng ống nước có kích thước như thế nào?
Theo tiêu chuẩn ANSI, các yêu cầu về tốc độ dòng chảy tối thiểu như sau:
Bồn rửa mắt/ mặt khẩn cấp (.4 gpm/3 gpm @ 30 PSI) = 1/2″ (phi ống cấp nước)
Vòi tắm khẩn cấp (20 gpm @ 30 PSI) = 1″ (phi ống cấp nước)
Bồn rửa mắt kết hợp tắm khẩn cấp = 1 ¼” (phi ống cấp nước)
Nếu ống dẫn quá nhỏ sẽ không đáp ứng đủ lưu lượng cho thiết bị sẽ làm vòi vòi rửa mắt hoặc vòi tắm phun yếu.
Có nên quan tâm về nhiệt độ nước hay không?
Có. Theo tiêu chuẩn ANSI, “nước ấm” được khuyến khích sử dụng. Nhiệt độ vượt quá 100 ° F (38 ° C) đã được chứng minh là có hại cho mắt và dễ tăng cường sự tương tác hóa học cho mắt và da. Nhiệt độ nước lạnh dưới 60 ° F (16 ° C) có thể gây hạ thân nhiệt và ngăn cản người sử dụng thiết bị. Theo tiêu chuẩn ANSI Z358.1-2004 xác định nước ấm là nước có nhiệt độ từ 60 ° F (16 ° C) đến 100 ° F (38 ° C). Tại các khu vực nước có thể bị đóng băng nên lắp thêm thiết bị làm ấm. Ở những nơi nhiệt độ quá nóng hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp nên lắp đặt van giảm nhiệt nước.
Làm thế nào để cung cấp nước ấm trong khi nguồn nước của tôi quá lạnh?
Bạn nên lắp một van điều nhiệt. Van bao gồm kết nối với nguồn cấp nước nóng và nước lạnh và trộn nước đến nhiệt độ được chỉ định. Các phương tiện khác để cung cấp nước ấm bao gồm hệ thống ủ hơi nước và máy nước nóng tức thời.
Xử lý như thế nào với nước thải?
Theo yêu cầu của chuẩn ANSI phải xả nước tối thiểu 15 phút khi gặp nguy hiểm. Khối lượng nước tối thiểu từ một thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp tuôn ra trong 15 phút dựa trên yêu cầu dòng chảy tối thiểu ANSI là:
Bồn bị rửa mắt (0.4 gpm) = 6 gallons
Bồn rửa mắt/mặt (3 gpm) = 45 gallons
Vòi tắm khẩn cấp (20 gpm) = 300 gallons
Bồn rửa mắt kết hợp tắm khẩn cấp = 300 gallons+
Tôi có cần kiểm tra thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp hàng tuần hay không?
Theo tiêu chuẩn ANSI, kiểm tra hàng tuần các thiết bị là cần thiết để đảm bảo một nguồn cung cấp nước sẵn sàng khi cần thiết. Xả nước hàng tuần giúp làm sạch các đường ống dẫn, sự tích tụ trầm tích và giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật.
Bao lâu tôi cần phải làm sạch và và bảo trì thiết bị rửa mắt di động?
Đối với thiết bị rửa mắt di động thường được trộn giữa nước sạch và chất bảo quản nên được làm sạch và nạp lại theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là mỗi 4-6 tháng.
Tôi đã kiểm tra và thiết bị của tôi không có đủ áp lực nước, tôi phải làm như thế nào?
Không đạt được lưu lượng nước yêu cầu có thể do một số nguyên nhân sau: vòi rửa mắt bị tắc, áp lực nước thấp, hoặc kích thước đường ống không chính xác. Vòi rửa mắt sẽ dễ dàng làm tắc nghẽn trầm tích, bụi bẩn nếu họ không được kiểm tra hàng tuần, theo tiêu chuẩn ANSI. Nếu vòi rửa mắt bị tắc nó phải được làm sạch bằng bàn chải mềm hoặc thay thế cái mới. Yêu cầu áp lực nước tối thiểu là 30 PSI; nếu áp lực nước xuống dưới 30 PSI, nên trang bị một bộ tăng áp. Cuối cùng, đường ống cấp nước vào phải đủ lớn để chứa lượng nước yêu cầu.
Tôi đã kiểm tra và thiết bị của tôi có áp lực nước quá mạnh, tôi phải làm như thế nào?
Hầu hết các vòi rửa mắt khẩn cấp được thiết kế với một van điều khiển lưu lượng. Nếu không kiểm soát được dòng chảy (hoặc không đúng vị trí), nó sẽ làm dòng nước phun với tốc độ cao và không đều. Điều này có thể gây hại cho mắt, do đó cần phải sửa vấn đề này ngay lập tức bằng cách xem hướng dẫn cài đặt để xác định van kiểm soát lưu lượng, cách thức để điều chỉnh hoặc thay thế nó.
Chai nước rửa mắt có đáp ứng tiêu chuẩn ANSI hay không?
Chai rửa mắt được ANSI phân loại là thiết bị cá nhân và không đáp ứng được các tiêu chí chính thiết bị rửa mắt khẩn cấp.
Thiết bị rửa mắt chỉ có một vòi rửa mắt đơn có đáp ứng yêu cầu?
Thiết bị rửa mắt khẩn cấp chỉ có một vòi rửa mắt đơn hoặc một vòi rửa mắt kép. Theo tiêu chuẩn ANSI, vòi rửa mắt đơn không đáp ứng các tiêu chuẩn của một thiết bị rửa mắt vì nó không có vòi rửa mắt kép để xả cho cả hai mắt cùng một lúc.
Ngoài các câu hỏi trên còn điều gì khác?
Một yếu tố quan trọng của ANSI là bạn phải kiểm tra và khảo sát thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp của bạn hàng năm đối với tất cả các yêu cầu trong ANSI Z358.1-2004.